Diện tích Thông thủy và Tim tường là gì? Cách tính & Quy định
Diện tích Thông thủy là gì? Diện tích Tim tường là gì? Đây là những thuật ngữ không còn xa lạ đối với những người đã và đang là trong lĩnh vực xây dựng hoặc kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, thuật ngữ trên vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều khách hàng.
Để giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về hai thuật ngữ trên cũng như nắm bắt một số thông tin để làm nền tảng trong quá trình mua bán bất động sản, đặc biệt liên quan vấn đề cách đo như thế nào chính xác. Bài viết này, Groupmoigioi.com sẽ chia sẻ một cách dễ hiểu và chi tiết nhất về các thông tin hai thuật ngữ Thông Thủy và Tim tường. Hãy cùng xem và suy ngẫm về thông tin dưới đây nhé!
Trong khi mua một ngôi nhà, các thuật ngữ như diện tích trải thảm, diện tích xây dựng và diện tích xây dựng siêu lớn khiến chúng ta khó hiểu hoặc ít nhất là gây ra một số nhầm lẫn. Trong mọi khu dân cư phức hợp, có ba cách tính diện tích này, hay còn gọi là diện tích hình vuông. Tất cả chúng nghe có vẻ không khác nhau lắm, nhưng trên thực tế có sự khác biệt lớn giữa diện tích trải thảm và diện tích xây dựng!
Diện tích Tim tường là gì?
Khái niệm
Diện tích tim tường là diện tích căn hộ đo từ tim của tường. Diện tích tim tường được tính từ tim tường bao, tường ngăn căn hộ, bao gồm cả diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Như vậy, đo căn hộ theo tim tường sẽ minh định được ranh giới thực thi quyền chủ sở hữu, đo theo thông thủy sẽ không thể làm được điều đó.
Cách tính diện tích tim tường
Công thức tính: Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở.
Mỗi cách tính đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu chủ đầu tư đo theo diện tích tim tường thì diện tích căn hộ có thể lớn hơn nhưng giá cho từng mét vuông lại ít hơn. Ngược lại đo theo diện tích thông thủy, số lượng mét vuông cho từng căn hộ ít hơn nhưng giá cho từng mét vuông lại cao hơn.
Ưu điểm: minh định được ranh giới thực thi quyền chủ sở hữu, đo theo thông thủy sẽ không thể làm được điều đó.
Nhược điểm: một số căn hộ có nhiều cột chịu lực sẽ thiệt thòi hơn.
> Xem thêm: 100 thuật ngữ Bất động sản tiếng anh
Diện tích thông thủy là gì?
Khái niệm
Diện tích thông thủy còn gọi là “diện tích sử dụng căn hộ. Để hiểu được thuật ngữ Diện tích thông thủy là gì? Hãy hiểu nghĩa của từ “thông thủy là gì?. Đây là một từ có nguồn gốc từ Hán – Việt, trong đó từ Thủy nghĩa là nước, có từ Thông được hiểu thông suốt, liền mạch. Như vậy Thông thủy nghĩa là nới nước có thể chạy qua một cách liền mạch mà không có sự cản trở nào. Thuật ngữ Thông thủy được sử dụng phổ biến trong xây dựng, thiết kế và kiến trúc.
Như vậy, diện tích thông thủy là phần diện tích gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với căn hộ đó. Ngoài ra, diện tích thông thủy còn được sử dụng thuật ngữ khác là diện tích lọt lòng. Diện tích thông thủy có tên tiếng anh là Carpet Area.
Cách tính diện tích thông thủy
Trước khi Thông tư 16/2010/TT-BXD vẫn còn hiệu lực, thì luật cho phép là các Chủ đầu tư có quyền được chọn lựa một trong hai phương pháp tính diện tích này để áp dụng trong Hợp đồng mua bán. Nhưng theo thông tư 03/2014/TT-BXD quy định rõ diện tích sử dụng căn hộ được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua là diện tích thông thủy.
Như hình trên thì công thức tính diện tích thông thủy chuẩn nhất hiện nay sẽ là:
Diện tích thông thủy = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)
Trong đó:
- a, b là phần chiều dài và ngang bên trong căn hộ (tính từ phần tường mép trong).
- c, d là phần chiều dài và ngang của ban công, lô gia (nếu có).
- ∑ei là tổng diện tích của cột chịu lực bên trong căn hộ, i là số cột.
- f là diện tích sàn có hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ (thường căn hộ sẽ chỉ có một f, nếu có 2 f trở lên thì tính tổng như e ở trên.
Để dễ hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ như sau:
- a = 8,8m, b = 7m
- c = 1,5, d = 5,5m
- e = 0.8m2 – có 3e
- f = 0.8m2
==> Diện tích thông thủy = (8,8 x 7) + (1,5 x 5,5) – [(0,8 x 3) + 0,8] = 61,6 + 8.25 – 3.2 = 66,65m2
Ý nghĩa
Diện tích thông thủy có vai trò quan trọng cho cả người mua và người bán. Người mua biết được chính xác diện tích mình cần mua và xác định số tiền cần bỏ ra để sở hữu diện tích căn hộ hoặc ngôi nhà đó. Đồng thời, việc hiểu và nắm được diện tích trên sẽ giúp người mua cẩn thận và thận trọng trong quá trình mua căn hộ hoặc ngôi nhà với diện tích chính xác và cụ thể.
Một số lời khuyên khi đo đạc nhận bàn giao căn hộ
Nếu như chúng ta không am hiểu về cách đo đạc thực tế khi nhân bàn giao că hộ từ chủ đầu tư, bạn nên nhờ người có thể biết rỏ cách đo đạc hoặc nhờ trực tiếp bộ phận bàn giao từ chủ đầu tư. Làm vậy để xem diện tích căn hộ thực tế có trùng khớp với diện tích trong hợp đồng hay không.
Cụ thể:
Kiểm tra chiều rộng, chiều dài các phòng như phòng khách, phòng ngủ, phòng toilet. Kiểm tra bằng cách nhập kích thước vào phần mềm autocad – đây là cách tính nhanh nhất và chính xác.
Tiếp theo bạn kiểm tra chiều cao của căn hộ có trùng khớp với thiết kế hay không.
Ngoài ra, khi bạn nhận bàn giao căn hộ, hãy kiểm tra kỹ các hệ thống đường ống nước, tường sơn, hệ thống điện, cầu cống, bếp, thiết bị bàn giao có giống với hợp đồng ban đầu hay không,…
Sau khi thực hiện hết các công đoạn trên bạn mới phải ký vào biên bản nhận bàn giao và xem lại các điều khoản trong hợp đồng. Giá trị hợp đồng lúc này sẽ phù hợp với diện tích của bạn đã đo được thực tế. Vì vậy, dù bạn có am hiểu hay không hãy có phương án để kiểm tra diện tích thật kỹ càng trước khi nhận bàn giao căn hộ.
Quy định diện tích căn hộ nào sẽ được ghi trong sổ hồng hiện nay?
Trước đây, khi Thông tư 16/2010/TT-BXD vẫn còn hiệu lực, các nhà làm luật cho phép Chủ đầu tư được quyền chọn một trong hai phương pháp tính diện tích này để áp dụng trong Hợp đồng mua bán. Điều này dẫn tới rất nhiều vụ việc “ồn ào” giữa Chủ đầu tư và người mua nhà.
Bởi lẽ thường Chủ đầu tư đa phần sẽ chọn phương pháp tính tim tường, lý do là cách tính này sẽ làm tăng diện tích thực tế của căn hộ, đồng thời qua đó làm giảm đi đơn giá bán m2 của căn hộ, tạo tâm lý giá rẻ cho người mua. Người mua nhà vô hình chung sẽ bị thiệt hại không chỉ về diện tích sử dụng thực tế mà còn chịu thêm các khoản phí dịch vụ về sau (do được tính dựa trên diện tích căn hộ trong Hợp đồng).
Cũng vì những lý do này, hiện nay, theo quy định tại Khoản 2 Điều 101 Luật Nhà ở 2014, diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư sẽ chỉ còn được tính theo kích thước thông thủy. Cách tính này là cách tính đúng chuẩn nhất, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người mua nhà cả về diện tích thực tế sử dụng lẫn phần diện tích để tính phí dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư sau này.
Cụ thể quy định Khoản 2, Điều 101, Luật Nhà ở số 65/2014//QH13 có hiệu lực thực hiện ngày 1/7/2015 quy định, diện tích sử dụng căn hộ chung cư được tính theo kích thước thông thủy, bao gồm cả diện tích ban công, lô gia (nếu có), phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và không tính hộp diện tích tường bao căn nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích hộp kỹ thuật, sàn có cột nằm bên trong căn hộ. Khi tính diện tích ban công sẽ tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì sẽ tính từ mép trong của tường chung.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, cơ quan có thẩm quyền cấp sổ hồng phải ghi rõ trong sổ hồng loại và cấp nhà ở theo đúng quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về xây dựng; trường hợp là căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sử dụng căn hộ và diện tích sàn xây dựng.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 9, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho căn hộ chung cư thì phải ghi cả diện tích sử dụng căn hộ và diện tích sàn xây dựng. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán, thì những người mua nhà nên kiểm tra kỹ thông số hai cách tính diện tích này để đảm bảo đúng quyền lợi.
> Xem thêm: 4 Kinh nghiệm đầu tư bất động sản có lãi 2021
Trường hợp diện tích căn hộ sai lệch phải làm sao?
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 của Mẫu hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ban hành kèm theo Thông tư 03/2014/TT-BXD, diện tích thông thủy chỉ là tạm tính và có thể tăng lên hoặc giảm đi theo thực tế đo đạc tại thời điểm bàn giao căn hộ.
Theo đó, bên mua có trách nhiệm thanh toán số tiền mua căn hộ cho bên bán theo diện tích thực tế khi bàn giao căn hộ; trong trường hợp diện tích thông thủy thực tế chênh lệch cao hơn hoặc thấp hơn 2% so với diện tích ghi trong hợp đồng này thì hai bên không phải điều chỉnh lại giá bán căn hộ. Nếu diện tích thông thủy thực tế chênh lệch vượt quá 2% so với diện tích ghi trong hợp đồng này thì giá bán căn hộ sẽ được điều chỉnh lại theo diện tích đo đạc thực tế khi bàn giao căn hộ.
Như vậy, việc xử lý khi diện tích căn hộ chung cư sai lệch đã được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán chung cư giữa người mua và chủ đầu tư. Theo đó, người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại giá bán căn hộ nếu diện tích căn hộ lúc nhận bàn giao chênh lệch vượt mức đã thỏa thuận.
Tài liệu tham khảo:
- datxanhmienbac.com.vn
- tuyenmai.com
- luatduonggia.vn
- blog.rever.vn
- diaocthinhvuong.vn
Kết luận:
Với những thông tin về Khái niệm, cách tích, và một số lưu ý về diện tích Thông thủy và diện tích Tim tường mà Group Môi Giới đã tổng hợp và phân tích chuyên sâu sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn trong cách đo đạc diện tích. Từ đó, bạn sẽ có cách kiểm tra, xác nhận thông tin diện tích có trùng khớp với thông tin chủ đầu tư hay không. Chúc các bạn thành công!
Q&A về diện tích Thông thủy & Diện tích tim tường
1/ Diện tích tim tường là gì?
Diện tích tim tường là diện tích căn hộ đo từ tim của tường. Diện tích tim tường được tính từ tim tường bao, tường ngăn căn hộ, bao gồm cả diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
2/ Diện tích thông thủy là gì?
Diện tích thông thủy là phần diện tích gồm diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công hay logia (nếu có) gắn với căn hộ đó. Ngoài ra, diện tích thông thủy còn được sử dụng thuật ngữ khác là diện tích lọt lòng.
3/ Cách tính diện tích tim tường?
Công thức tính: Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở.
4/ Cách tính diện tích thông thủy?
Diện tích thông thủy = (a x b) + (c x d) – (∑ei + f)
5/ Trường hợp đo đạc diện tích sai lệch thì sao?
Việc xử lý khi diện tích căn hộ chung cư sai lệch đã được quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán chung cư giữa người mua và chủ đầu tư. Theo đó, người mua có quyền yêu cầu chủ đầu tư điều chỉnh lại giá bán căn hộ nếu diện tích căn hộ lúc nhận bàn giao chênh lệch vượt mức đã thỏa thuận.
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TINQuý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0961 69 3839 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này.
|