[Infographic] Vi bằng là gì? 7 nhầm lẫn về vi bằng dễ mất trắng?

Hiện nay với tình trạng mua bán đất theo hình thức Vi bằng, đặc biệt khu vực Vĩnh Lộc A, B Bình Tân thời gian qua rất sôi nổi. Vậy, Công chứng Vi bằng là gì? Công chứng Vi bằng có giá trị pháp lý như Công chứng mua bán chuyển nhượng hay không? Hãy cùng chúng tối xem qua [Infographic] sau để hạn chế được rủi ro mất trắng khi giao dich qua Vi bằng. Dưới đây là 7 nhầm lẫn về Vi bằng thường gặp trong giao dịch mua bán bất động sản.

VI-BANG-LA-GI
VỊ BẰNG LÀ GÌ?

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.

Giá trị pháp lý của vi bằng

– Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

– Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. (Theo nguồn: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/31369/vi-bang-la-gi-gia-tri-phap-ly-cua-vi-bang-den-dau)

Công chứng vi bằng là gì?
Công chứng vi bằng là gì?

ĐỊNH NGHĨA VI BẰNG LÀ GÌ?

Vi bằng là văn bản do thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.Hiểu đơn giản nhất thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, thừa phát lại sẽ ghi nhận khách quan về hành vi, sự kiện lập vi bằng do thừa phát lại chứng kiến. Văn bản này sẽ là chứng cứ trước Tòa án nếu các bên phát sinh tranh chấp.

Có thể thấy đặc điểm của vi bằng như sau:

  • Đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do thừa phát lại lập;
  • Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
  • Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;
  • Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;
  • Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;
  • Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ. (Theo nguồn: gvlawyers.com.vn)
Vi bằng là gì?
Nguồn ảnh: gvlawyers.com.vn

VI BẰNG CÓ NHỮNG HẠN CHẾ NHƯ THẾ NÀO?

Những hạn chế đối với vi bằng

Theo quy định tại Điều 25 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, thừa phát lại không có quyền lập vi bằng đối với những trường hợp sau:

  • Những trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự;
  • Các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp, như: giao dịch chuyển nhượng, tặng cho nhà, đất…;
  • Các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định 61/2009/NĐ-CP về những việc thừa phát lại không được làm (những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người là người thân thích của mình, bao gồm: vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha nuôi, mẹ nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà ngoại, bác, chú, bà nội, ông ngoại, cậu, cô, chị, em ruột, dì và anh của thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của thừa phát lại…);
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, thừa phát lại chỉ được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng thừa phát lại và vi bằng phải được đăng ký tại Sở Tư pháp thì mới hợp pháp. (Theo nguồn: gvlawyers.com.vn)

Như mọi người cũng đã thấy trên thị trường thời gian qua, đặc biệt là trong giai đoạn xảy ra sốt đất, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng hình thức lập Vi bằng mua bán nhà đất để lừa tiền, chiếm đoạt tài sản của người mua. Chiêu thức này dù không còn mới nhưng vẫn khiến không ít người sập bẫy, sau đó rơi vào tranh chấp, xây dựng trái phép hoặc mua phải tài sản bị cầm cố.

Hy vọng với 7 lưu ý trên có thể giúp bạn tránh được những rủi ro nhưng giao dịch mua bán nhà đất, cũng như hiểu rỏ hơn về hình thức mua bán công chứng Vi bằng nhé!

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0961 69 3839 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này.

    5/5 - (2 bình chọn)