Đất SKC là gì? Các vấn đề liên quan đến đất SKC 2023?

Theo Luật Đất đai năm 2013, đất được phân loại thành ba nhóm chính là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi nhóm lại được chia thành các loại đất khác nhau với tên gọi, ký hiệu và mục đích sử dụng riêng, bao gồm đất SKC, đất ONT, đất ODT và nhiều loại khác. Trong đó, ký hiệu Đất SKC là viết tắt của đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, bao gồm đất khu công nghiệp, đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất khai thác khoáng sản và đất dịch vụ phi nông nghiệp.

Đất SKC là gì
Đất SKC là gì?

Mục Đích Sử Dụng Đất SKC?

Qua tìm hiểu ký hiệu đất SKC, có thể thấy mục đích sử dụng của loại đất này là để sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ. Nói cách khác, đất SKC không được sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), cũng không dùng để ở như đất thổ cư.

> Xem thêm: Đất xây dựng trụ sở cơ qua TSC là gì?

Thời Hạn Sử Dụng Của Đất SKC?

– Nếu là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê thì không giới hạn thời gian sử dụng.

– Nếu đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng đất xác định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, nhưng tối đa không được quá 70 năm.

Đất SKC Có Bị Thu Hồi Không?

Như đã nêu ở trên, nếu đất SKC thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân và không giới hạn thời gian sử dụng thì sẽ không bị thu hồi. Ngược lại, nếu đất được nhà nước giao hoặc cho thuê thì khi hết thời hạn sử dụng có thể bị thu hồi theo quy hoạch của địa phương.

Có Được Xây Dựng Nhà Ở Trên Đất SKC Hay Không?

Những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu được đất SKC là loại đất gì, mục đích và thời hạn sử dụng. Không ít người thắc mắc liệu có được xây dựng nhà ở trên đất SKC hay không? Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 nêu rõ gười sử dụng đất phải dùng đất đúng mục đích sử dụng nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.

Mặt khác, việc cắt nghĩa đất SKC đã cho thấy loại đất này chỉ được dùng cho sản xuất phi nông nghiệp chứ không phải là đất ở. Do đó, việc xây dựng nhà ở trên đất SKC là trái pháp luật, trừ khi đất SKC đó đã được chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất thổ cư.

Đất SKC Có Lên Thổ Cư Được Không?

Theo quy định, trong một số trường hợp, người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dung đất SKC lên đất thổ cư. Khi đó, cần thực hiện hồ sơ xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để chờ phê duyệt.

Quy Trình Chuyển Đổi Mục Đích Sử Dụng Đất SKC Thành Đất Ở

Khi có nhu cầu chuyển đổi đất SKC sang đất ở để xây nhà thay vì sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, người sử dụng đất cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất như chứng minh nhân dân, thẻ căn cước… (nếu có yêu cầu)

Sau đó, người sử dụng đất đem nộp hồ sơ này tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Lưu ý, không phải cứ nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ là đất sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đúng như nguyện vọng. Việc cơ quan chức năng có cấp phép chuyển đổi mục đích sử dụng cho thửa đất này hay không còn phụ thuộc vào 2 tiêu chí sau:

  • Xem xét nhu cầu sử dụng đất được trình bày trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện (đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt) xem có thể chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất trên thành đất ở hay không.

6 Mức Phạt Khi Sử Dụng Đất SKC Sai Mục Đích

Việc cố tình sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp (bao gồm đất SKC) vào mục đích khác mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị xử phạt theo Điều 12 Nghị định 29/2019/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

Mức Phạt Khi Sử Dụng Đất SKC Sai Mục Đích

Một Số Ký Hiệu Loại Đất Phổ Biến Khác

Không chỉ đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà các loại đất đều được viết tắt theo ký hiệu riêng trong sổ đỏ hoặc bản đồ địa chính. Ví dụ, không ít người thường thắc mắc “đất ODT là gì?” Tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm nhưng ODT thực chất là viết tắt của một loại đất rất quen thuộc – đất ở đô thị.

Hiểu một cách đơn giản, đất ODT là đất dùng để xây nhà và các công trình phục vụ đời sống ở đô thị. Tương tự, đất ONT là đất ở nông thôn, đất CQP là đất quốc phòng, đất DGT sử dụng cho mục đích xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông, đất DYT là đất y tế,…

Phân biệt đất SKC và đất ONT và ODT

Khi tìm hiểu về đất SKC là gì, nhiều người thường băn khoăn, so sánh với đất ONT và đất ODT. Vậy ba loại đất này có điểm gì giống và khác nhau?

SKC, ONT VÀ ODT đều ký hiệu các loại đất, trong đó:

Giống nhau: Đây đều là 3 loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

Khác nhau:

SKC là đất phi nông nghiệp. Như đã nói ở trên, nó được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây không phải là loại đất để xây dựng nhà ở. Nếu muốn xây nhà trên đất SKC, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp.

ONT là đất thổ cư tại nông thôn. Vì vậy, chủ sở hữu có thể xây dựng nhà ở. Nếu chưa dùng để xây nhà, chủ sở hữu cũng có thể sử dụng để trồng cây hàng năm mà không bị xử phạt do chưa có điều luật quy định về điều này.

ODT là đất thổ cư tại đô thị. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đất ODT bao gồm đất dùng để xây nhà ở, công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tổng diện tích phải nằm trong các khu đô thị (nội – ngoại thành thuộc thành phố; nội – ngoại thị thuộc thị xã, thị trấn).

Các vấn đề liên quan đến đất SKC

Quy hoạch SKC là gì?

Quy hoạch SKC là việc sắp xếp, phân bố, khoanh vùng đất SKC để phát triển các công trình công cộng dựa trên cơ sở tiềm năng của đất SKC và nhu cầu sử dụng đối với từng vùng kinh tế và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian nhất định.

Đất SKC có bị thu hồi không?

Nếu đất SKC thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân và không giới hạn thời gian sử dụng thì sẽ không bị thu hồi.

Ngược lại, nếu đất SKC được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì khi hết thời hạn sử dụng có thể bị thu hồi theo quy hoạch của địa phương.

Đất SKC có được xây nhà không?

Sau khi hiểu được đất SKC là loại đất gì thì việc sử dụng đất phải đúng mục đích được pháp luật quy định thì mới không vi phạm pháp luật. Như đã đề cập ở trên, đất SKC được dùng để nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp như sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ kinh doanh thương mại.

Do đó không được xây nhà trên đất SKC. Để xây nhà một các hợp pháp, người sử dụng đất cần làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC lên thổ cư.

Đất SKC có lên thổ cư được không?

Đất SKC có thể chuyển đổi lên đất thổ cư nếu được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các Cơ quan sẽ xem xét 2 tiêu chí sau để quyết định đất SKC có lên thổ cư được không :

  • Xem xét nhu cầu sử dụng đất (cụ thể ở đây là chuyển lên đất thổ cư) được trình bày trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng.
Đất SKC và Các vấn đề liên quan Đất SKC 2023
Đất SKC và Các vấn đề liên quan Đất SKC 2023

Quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC sang đất ở

Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ

Bao gồm

  • Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất như CMND, CCCD

Bước 2 : Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 3 :  Tiếp nhận hồ sơ

Bước 4 : Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện các bước sau :

  • Thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
  • Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
  • Hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 4 Trả kết quả

Lưu ý: Tùy vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương mà nhu cầu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC được phê duyệt hay không.

Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến Đất SKC là gì, mục đích sử dụng của đất SKC, các vấn đề liên quan đến đất SKC năm 2023. Cùng với các thông tin đã chia sẻ ở những bài viết trước trên website Groupmoigioi.com hy vọng sẽ giúp ích phần nào cho các nhà đầu tư trước khi “xuống tiền” vào những loại hình đất này.

Xem thêm: Ký hiệu các loại đất & Mục đích sử dụng 2023

Nguồn tổng hợp: Groupmoigioi.com & Batdongsan.com.vn

    Bạn đang đọc bài viết: Đất SKC là gì? Các vấn đề liên quan đến đất SKC 2023? tại chuyên mục Kiến Thức của Groupmoigioi.com – Trang thông tin nhà đất #1 Việt Nam. 

   ☎️ Hotline: 0961 69 3839
   📧 Mail: groupmoigioivn@gmail.com
   🌐 Website: https://groupmoigioi.com

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *