Đất trồng lúa là gì? Thủ tục chuyển đổi sang đất ở mới nhất 2024

Theo quy định của Luật đất đai mới nhất thì đất trồng lúa thuộc nhóm đất nông nghiệp. Bên cạnh việc canh tác, sản xuất nông nghiệp trên thửa đất của mình, người sử dụng đất còn phải thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ và chức năng theo quy định của luật hiện hành.

Vậy đất trồng lúa là gì? Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở ra sao? Những vấn đề gì liên quan đến đất trồng lúa mà chúng ta cần phải lưu ý? Mời các bạn xem qua bài viết sau của Groupmoigioi.com để hiểu rõ hơn về đất trồng lúa nhé!

Đất trồng lúa là gì?
Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa là gì?

Đất trồng lúa được quy định trong Luật Đất đai 2013 như sau:

Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính và trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.

> Xem thêm: Đất ở đô thị là gì? Đặc điểm & thời hạn sử dụng?

Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại, đất trồng lúa nương, cụ thể:

  • Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
  • Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm.
  • Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.

Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở?

Chuẩn bị hồ sơ:

Theo Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ, gồm:

Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Khi nộp hồ sơ xuất trình thêm chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân nếu có yêu cầu.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 3 ngày làm việc phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 2: Xử lý, giải quyết yêu cầu

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Bước 3: Trả kết quả

Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Thời gian thực hiện:

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất).

Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Điều kiện chuyển nhượng đất trồng lúa là gì?

Theo quy định về Luật đất đai 2013 điều 188 thì người sử dụng đất trồng lúa có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đảm bảo được những điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này
  • Đất không có tranh chấp
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
  • Trong thời hạn sử dụng đất

Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Theo như thông tin trên, nếu không đáp ứng được một trong các điều kiện trên thì bên chuyển nhượng không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa.

> Xem thêm: Đất ở nông thôn là gì (ONT)? 

Ngoài ra, sẽ có một số trường hợp không được sang nhượng đất trồng lúa, như:

  • Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đang nằm trong nhóm đối tượng không được nhà nước cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các loại đất rừng, tuy nhiên nếu việc chuyển nhượng nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được phép.
  • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất, canh tác nông nghiệp.

Diện tích đất trồng lúa được phép chuyển nhượng là bao nhiêu?

Ngoài đáp ứng các điều kiện được quy định trên, thì quy định về hạn mức đất trồng lúa được phép chuyển nhượng cũng là vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm đến. Cụ thể:

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.

Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cũng có nêu rõ về hạn mức nhận chuyển nhượng đất trồng cây hàng năm (có bao gồm đất trồng lúa) như sau:

Không quá 30ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Không quá 20ha cho mỗi loại đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại.

Như vậy, đất trồng lúa được chuyển nhượng, mua bán nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Luật đất đai hiện hành. Ngoài ra, cũng cần lưu ý về diện tích đất trồng lúa được phép chuyển nhượng và các quy định khác khi thực hiện thủ tục nếu cơ quan nhà nước có yêu cầu.

dien tich dat trong lua duoc phep chuyen nhuong la bao nhieu

Mức phạt khi tự ý chuyển đất trồng lúa

Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta.

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

– Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

Ngoài việc nộp tiền phạt, người vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Lưu ý: Mức xử phạt trên không áp dụng đối với trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm của hộ gia đình, cá nhân mà hộ gia đình, cá nhân đã đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với UBND cấp xã nơi có đất.

Tài liệu tham khảo:

  • Tranvantoan.com
  • Tapdoantrananh.com.vn
  • Laodong.vn

Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến Đất trồng lúa là gì? Thủ tục chuyển đổi sang đất ở ra sao? Mức phạt khi tự ý chuyển mục đích đất trồng lúa? Đây là chủ đề được Groupmoigioi.com tổng hợp từ nhiều nguồn, mang tính chất tham khảo. Xin cảm ơn!

5/5 - (1 bình chọn)