Đất ở nông thôn là gì? Phân biệt đất ở nông thôn và đô thị

Thuật ngữ Đất ở nông thôn (ONT) là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Cùng đội ngũ Groupmoigioi.com tìm hiểu và phân biệt đất ở nông thôn khác gì với đất ở đô thị qua bài viết sau.

Đất ở nông thôn là gì?
Đất ở nông thôn là gì? Khác biệt với đất ở đô thị

Đất ở nông thôn là gì?

Đất ở nông thôn (ONT) thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp, dùng để xây dựng nhà ở theo Mục 3 Điều 143 Luật đất đai 2013, đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tóm lại, đất ở nông thôn là đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn, bao gồm đất để xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống và vườn, ao trong cùng thửa đất.

> Xem thêm: Đất nền là gì? Khái niệm và Kiến thức đầu tư

Đất ở đô thị là gì?

Đất ở đô thị (ODT) là đất nằm trong phạm vi quản lý địa giới hành chính của các địa phương, các thị trấn, bao gồm cả đất tại các khu đô thị mới thực hiện quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố nhưng vẫn thuộc quyền quản lý của xã.

Cụ thể, đất ở đô thị bao gồm đất xây dựng nhà ở, công trình phục vụ đời sống.. nằm trong một mảnh đất thuộc khu dân cư đô thị. Đảm bảo phù hợp với quá trình quy hoạch và sử dụng đất, xây dựng đô thị.. được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, đất ở đô thị phải được bố trí đồng bộ với đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng, sự nghiệp, đảm bảo được tính vệ sinh và cảnh quan đô thị.

Hiện nay, nhà nước đã có quy định sử dụng đất xây dựng nhà ở đô thị. Tạo điều kiện cho những người dân sống ở đô thị có nơi để ở. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện quy hoạch sử dụng đất và xây dựng đô thị. Quỹ đất địa phương mà đưa ra hạn mức giao đất cho mỗi gia đình, mỗi cá nhân xây dựng nhà ở. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện giao đất theo các dự án đầu tư xây dựng nhà ở và diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất ở.

Đất ở nông thôn có được xây nhà không?

Đất ở nông thôn là loại đất dùng để làm đất ở tại các khu vực nông thôn, trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ghi là đất ở nông thôn. Đất ở nông thôn không được phép trồng trọt nhưng được phép xây dựng.

Đất ở nông thôn có được xây nhà không?

Hạn mức đất ở nông thôn

Hạn mức giao đất ở có thể được hiểu là diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng tối đa do được nhà nước giao, nhận chuyển nhượng hợp pháp từ người khác do khai hoang phục hóa, nhằm khống chế diện tích đất mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phép giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, tránh hiện tượng giao đất một cách tùy tiện với diện tích lớn, đồng thời đây cũng là cơ sở pháp lý để giới hạn diện tích đất được phép sử dụng của hộ gia đình, cá nhân mà quyền sử dụng đất được hình thành từ việc Nhà nước giao đất.

Hiện nay, việc quản lý và sử dụng đất khu dân cư ở nông thôn được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

Thời hạn sử dụng đất ở nông thôn

Đất ở là đất có thời hạn sử dụng lâu dài, không giới hạn thời gian, theo quy định tại điều 125, Luật Đất Đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định trong các trường hợp sau đây.

  • Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
  • Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;
  • Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
  • Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
  • Đất tín ngưỡng;
  • Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
  • Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

Một số đặc điểm và quy định về đất ở nông thôn

Đất ở nông thôn có một số đặc điểm như sau:

Đất ở khu dân cư nông thôn là địa bàn mà trên đó hình thành các cụm dân cư sinh sống tập trung. Khu dân cư ở nông thôn hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống tương đối chặt chẽ.

Đất khu dân cư thường được hình thành tại những nơi có vị trí địa lý thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt của con người như xây dựng ở khu vực trung tâm của một vùng, gần các sông ngòi, hệ thống đường giao thông thuận tiện cho đi lại, giao lưu hàng hóa,…

> Xem thêm: Biệt thự nghỉ dưỡng là gì?

Việc quản lý, sử dụng đất ở nông thôn được quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013:

Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Đất ở nông thôn và đất thổ cư có gì khác nhau?

Về khái niệm:

Đất ở nông thôn là loại đất dùng để làm đất ở những khu vực nông thôn.

Đất thổ cư là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống đã được pháp luật công nhận.

Đất thổ cư chỉ là từ truyền thống để chỉ đất ở. Theo Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 quy định đất ở là đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống; đất vườn ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư (kể cả trường hợp vườn, ao gắn liền với nhà ở riêng lẻ) đã được công nhận là đất ở.

dat o nong thon khac dat tho cu ra sao

Đất ở nông thôn chỉ mục đích sử dụng đất là dùng để làm đất ở nhưng ở khu vực nông thôn nên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là đất ở nông thôn.

Cả hai loại đất này đều không được trồng trọt nhưng đất thổ cư được xây nhà ở cả nông thôn và thành phố, còn đất nông thôn thì chỉ để xây dựng ở nông thôn.

Bên trên là toàn bộ thông tin về đất ở nông thôn là gì, đất ở đô thị là gì, khác biệt giữa đất ở nông thôn và đô thị, khác biệt giữa đất ở nông thôn và thổ cư. Cũng như một số đặc điểm và quy định về đất ở nông thôn như thế nào. Hy vọng qua vài viết trên sẽ giúp quý độc giả hiểu rỏ hơn trước khi đầu tư đất.

Tài liệu tham khảo: abc.vn – cenhomes.vn – luatminhkhue.vn

5/5 - (2 bình chọn)