PHONG THỦY NHÀ ĐẤT LÀ GÌ? CÁCH XEM PHONG THỦY CHUẨN NHẤT?
Phong thủy nhà đất là một vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến HỌA PHÚC của con người. Người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung rất quan trọng vấn đề phong thủy mỗi khi “chọn đất, cất nhà”. Việc hiểu biết về phong thủy nhà đất và biết cách xem phong thủy đất đai là cần thiết đối với mỗi người để đón cát trừ hung.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như sách phong thủy nhà đất. Nếu có nhu cầu hiểu sâu hơn về phong thủy nhà đất thì hãy liên hệ với các chuyên gia phong thủy để được giải đáp tường tận hơn.
1. Tìm hiểu về phong thủy nhà đất
Phong thủy nhà đất là một phạm trù thuộc “phong thủy”. Muốn hiểu rõ hơn về phong thủy nhà đất là gì thì trước hết cần biết phong thủy là gì.
1.1. Phong thủy là gì?
- Phong có nghĩa là gió, là hiện tượng không khí chuyển động xung quanh chúng ta;
- Thủy có nghĩa là nước, là sức nước, dòng nước, mạch nước, tượng trưng cho địa thế.
Theo Wikipedia, phong thủy là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng khó, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa phúc của con người.
Phong thủy là sự tổng hòa của các yếu tố xung quanh con người (địa thế, hình dạng, dòng nước, mồ mả, địa hình, hướng gió…) và cả quan hệ giữa người với người trong cùng một xã hay một thôn, xóm.
Phong thủy có sự liên quan mạnh mẽ đến hưng vượng, họa phúc, suy vong, cát hung, thọ yếu của một người khi khi kinh doanh buôn bán, làm ăn hay sức khỏe, các mối quan hệ trong gia đình.
Phong thủy không phải là sự mê tín, tín ngưỡng. Phong thủy là một ngành khoa học tự nhiên, được nghiên cứu qua hàng ngàn thử nghiệm, được dựa vào dịch lý, ngũ hành và thuyết âm dương. Làm đúng theo phong thủy thì sẽ gặp “phúc”, còn làm trái với phong thủy thì thường gặp “hung”.
1.2. Phong thủy nhà đất là gì?
Suy cho cùng, phong thủy là từ dùng để chỉ các nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố tự nhiên đến vận mệnh của con người.
Phong thủy nhà đất (hay phong thủy nhà ở) là việc xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, hướng nhà, địa thế khu vực, mạch nước ngầm, cách sắp đặt phòng ốc, thiết kế nội thất… đến đời sống vận mệnh của chủ sở hữu nhà đất.
Là phúc hay họa, là cát hay hung còn phụ thuộc vào “phong” và “thủy” của mảnh đất, ngôi nhà đó hiện đang như thế nào.
2. Cách xem phong thủy nhà đất chuẩn nhất hiện nay
Bạn chuẩn bị mua đất nhưng không biết đất mình định mua có hợp phong thủy không? Hay bạn định xây nhà nhưng không biết xây sao hợp phong thủy? Hoặc bạn đã có đất, xây nhà và không biết nhà đất của mình hiện tại có hợp phong thủy không? Vậy thì những cách xem phong thủy cho nhà đất dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
2.1. Cách xem phong thủy cho đất
Đất là nền móng cốt lõi của ngôi nhà. Vì vậy khi chọn đất cần chọn thế đất tốt theo phong thủy. Đất có hợp phong thủy thì việc xây nhà mới thuận lợi, dễ dàng. Đất không hợp phong thủy thì cần phải có những cách hóa giải phù hợp để đất không gây cản trở đến phúc khí của ngôi nhà.
Thế đất tốt theo phong thủy
- Chọn đất nơi tụ khí: Đó là vùng đất phía trước thấp, phía sau cao, không gian phía trước rộng rãi, thoáng đãng để khí dễ dàng đi vào, 2 bên tạo thành hình vòng cung để hướng dòng khí xoay tụ.
- Đất quanh hồ nước: Giống như một lòng chảo tụ khí, thường thì đất ở những nơi này sẽ ẩm ướt, cây cối vì thế mà xanh tươi. Chọn sống ở một nơi như vậy còn người sẽ được khỏe mạnh, trí óc sáng suốt, tài lộc đầy nhà.
- Đất ở vùng tụ khí bên dòng chảy sông suối: Ở những nơi có núi bao vòng, nước uốn cong thì ở những nơi đó sẽ có khí tụ tốt, rất thích hợp để xây nhà.
- Đất ở nơi có trường khí tốt: Trường khí tức là thiên khí và địa khí. Trường khí tốt là vùng đất tụ khí, không bị ô nhiễm không khí. Địa khí tốt là vùng đất không bị ô nhiễm về đất và nước. Dấu hiệu để nhận biết một nơi có trường khí tốt chính là sự phát triển của cây xanh, không khí trong lành, xanh mát.
- Thế đất trước thấp sau cao: Đây là thế đất đẹp theo phong thủy. Trước thấp để đón khí, sau cao để ngăn khí lại, không để khí bay đi. Ví dụ như mảnh đất bên trái có dòng chảy, bên phải có đường cái, phía trước có ao, phía sau có gò đất. Nếu tìm được mảnh đất như này để xây nhà thì nhà ở sẽ có nhiều sinh khí.
- Hình dạng đất: Đất phong thủy tốt được cho là đất có hình vuông vắn, không méo mó, không nhiều góc cạnh hay không có hình. Tuy nhiên đất vuông vắn trên thực tế không nhiều, nên gia chủ có thể tìm cách hóa giải khi đất không được vuông vắn. Ví dụ như nếu đất có hình một bên thẳng một bên lệch thì khi xây nhà nên xây lệch sang bên có đường thẳng, chỉ nên chừa lại một lối đi nhỏ, còn lại để làm sân vườn.
- Hướng đất hợp với mệnh chủ nhà: Khi xem phong thủy đất đai, ngoài việc chọn thế đất đẹp theo phong thủy thì còn phải lưu ý đến hướng đất có phù hợp với mệnh của chủ nhà hay không. Nếu chủ nhà có mệnh Thủy, Mộc, Hỏa thì hướng đất tốt nhất nên chọn là hướng Bắc, Nam, Đông, Đông Nam. Còn nếu chủ nhà có mệnh Kim, Thổ thì hướng nhà tốt nên chọn là Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. Thường thì hướng Nam và Đông Nam sẽ hợp với mọi mệnh. Tuy nhiên đây chỉ là tiêu chí cuối cùng khi lựa chọn đất theo phong thủy, vẫn là ưu tiên các thế đất đẹp nói trên. Trong trường hợp nếu chọn được thế đất đẹp nhưng lại có hướng không hợp với mệnh gia chủ thì có thể tìm cách hóa giải.
Cách nhận biết thế đất xấu
Nếu chọn phải những thế đất này để xây nhà thì gia chủ dễ gặp phải hung vận:
- Đất ở phía trước cao và phía sau thấp: Vận khí tốt khó đi vào, và nếu có vào được cũng dễ dàng trôi tuột ra phía sau, không thể đọng lại;
- Đất cạnh ao hồ nhưng dòng chảy uốn cong ra khỏi nhà hoặc nhà có đường phản cung, cung đường cong ra ngoài không ôm lấy nhà: đều không tụ khí;
- Đất tại các vị trí: nghĩa trang, bệnh viện, chùa miếu, đường tàu, đường trên cao, nhà bên cạnh đâm vào… đều không phải là thế đất tốt theo phong thủy.
- Đất nằm ở vị trí ngã ba đường đâm thẳng vào hoặc đối diện hoặc trong cùng của ngõ cụt: thế đất không đẹp theo phong thủy;
- Hình dạng đất không vuông vắn, như hình tam giác, đa giác hay bất cứ hình gì méo mó: đều không tốt để xây nhà và cần hóa giải nếu muốn xây nhà trên những vị trí đất này.
2.2. Cách xem phong thủy cho nhà ở
Chọn được đất phong thủy tốt để xây nhà chỉ là bước đầu tiên để đảm bảo phong thủy nhà đất được tốt đẹp. Tiếp đó, gia chủ sẽ tiến hành xây nhà. Và việc xây nhà theo từng công đoạn cũng phải đảm bảo yếu tố phong thủy. Cụ thể:
Mặt tiền của nhà
Bao gồm trước cửa, sân, tường bao, bố trí không gian trước nhà… cần phải được tính toán để đảm bảo vận khí di chuyển dễ dàng, năng lượng tốt đi đều trong toàn bộ không gian nhà.
Muốn vậy:
- Mặt tiền của nhà phải thông thoáng, sạch sẽ, sáng sủa nhưng cũng cần bố trí các tiểu cảnh trang trí để chắn các tác động xấu.
- Nếu phía trước mặt tiền có ao hồ, thác thì phải là nước sạch, tránh đọng nước, ô nhiễm.
- Khi sơn mặt tiền, nên chọn màu sáng thay vì màu tối sẽ khiến căn nhà trở nên u ám.
- Mặt tiền nên được trồng các loại hoa nhiều màu sắc để tăng thêm sinh khí, loại bỏ sát khí.
- Tường cao và cổng nhà cần được làm vững chắc để bảo vệ toàn bộ ngôi nhà.
Nền nhà ở
Nền móng chịu toàn bộ lực của ngôi nhà nên cần phải có các yếu tố nhằm đảm bảo thì phong thủy nhà ở mới được đánh giá cao. Đó là:
- Nền nhà phải cao hơn mặt đường: Nếu nền nhà thấp hơn mặt đường thì năng lượng sẽ bị đẩy xuống đất gây lên các áp lực cho gia chủ;
- Nền nhà bếp thấp hơn nền nhà phòng khách: Điều này giúp cho quan hệ vợ chồng được tốt đẹp, mối quan hệ trong gia đình được thuận hòa. Nểu ngược lại sẽ gây nên những bất hòa trong gia đình, không đoàn kết, cuộc sống không yên ổn…
Vật liệu lát nền
Chọn vật liệu lát nền nên dựa vào phong thủy ngũ hành tương sinh, tránh tương khắc với mệnh của gia chủ.
- Tương sinh: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
- Tương khắc: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Ví dụ người mệnh Thổ nên chọn gạch lát nền là gạch nhựa hoặc gạch gốm sứ, màu sắc phù hợp là màu nâu đất, màu cam… Tránh chọn vật liệu lát sàn làm bằng gỗ hoặc kim loại, màu sắc không phù hợp là các màu thuộc hành Mộc và Thủy.
Móng nhà ở
Xem phong thủy làm nhà tức là xem ngày đẹp để đào móng, đổ móng sao cho phù hợp với tuổi của gia chủ. Ngoài ra, móng nhà ở luôn luôn đảm bảo nguyên vẹn và lành lặn, tránh sứt mẻ. Theo phong thủy, nếu móng nhà nếu không nguyên vẹn thì sẽ mang đến các vận hạn như sau:
- Móng nhà hướng Tây Bắc bị thiếu hụt: gây khó khăn về đường con cái hoặc khiến hô hấp của người sống trong căn nhà không được tốt;
- Móng nhà hướng Tây Nam bị sứt, thiếu: gia chủ dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa;
- Móng nhà hướng Đông Nam bị sứt mẻ: khó khăn trong đường con cái;
- Móng nhà trước rộng, sau hẹp: dễ mất của hoặc mất dần người thân trong gia đình;
- Móng nhà hình tam giác: nếu nhọn trước, rộng sau thì gây tốn hao tài sản, phụ nữ trong nhà thường bị bệnh; nếu rộng trước, nhọn sau thì người trong nhà dễ bị bệnh nan y, tai nạn hoặc yểm mệnh;
- Móng nhà có dạng bên trái dài, bên phải ngắn: vợ con của gia chủ dễ gặp hiểm họa.
Trần nhà ở
Chiều cao, kích thước của trần nhà sẽ ảnh hưởng đến tài vận và bình an của gia chủ. Vì vậy, khi xây nhà theo phong thủy cần lưu ý đến các yếu tố về mái nhà như sau:
Chiều cao trần nhà: Trần nhà không nên có kích thước quá hẹp, chiều cao quá thấp; ở giữa trần nhà không nên quá thấp tạo cảm giác bị đè nén; chiều cao của trần nhà phòng khách phải cao và rộng để tài vận khoáng đạt, sự nghiệp thăng hoa; phòng ngủ cũng là nơi cần chiều cao trần nhà thông thoáng.
Xà ngang nhà: Xà ngang trước cửa ra vào sẽ gây áp lực, căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, đồng thời gây khó khăn về tiền bạc (có thể hóa giải bằng cách lắp thêm đèn dưới chân xà phản ngược lên để đốt cháy năng lượng xấu); xà ngang không nên để ở phía trên giường, sẽ gây hại cho gia chủ về sức khỏe và các mối quan hệ (hóa giải bằng cách lắp màn khung phía trên, các thanh xà nên dùng màu sơn cùng với màu sơn trần nhà để không bị lộ); xà ngang cũng không nên nằm trên những khu vực thường xuyên có người sử dụng bởi sẽ gây nên những bất lợi về tâm lý, sức khỏe và tài lộc… Cách đặt xà ngang hợp phong thủy đó là tránh đi qua các khu vực chức năng, thiết kế che giấu, tránh lộ xà hoặc tìm các hóa giải xà ngang để giảm khí xấu của xà ngang lên các không gian nhà ở mà vẫn đảm bảo chức năng của nó đối với căn nhà.
Trang trí trần nhà: Nguyên tắc trang trí trần nhà đúng phong thủy là lựa chọn màu sơn phù hợp và lưu ý đến đèn trần nhà.
- Màu sơn trần: Không cần thẩm mỹ mà chỉ cần hợp với mệnh gia chủ. Đối với trần phòng khách, nên sử dụng màu nhạt hơn nền và tường để cân bằng không gian, tránh trần nặng, chân nhẹ. Đối với phòng ngủ, nên sơn màu lạnh như xanh, tím để tạo sự yên tĩnh; hoặc sơn màu cùng tông màu tường nhà, hoặc màu sẫm để tạo cảm giác trần cao hơn.
- Đèn trang trí: Kỵ đèn chiếu thẳng xuống nhà ở vị trí ghế ngồi hoặc đèn quá gần so với sàn sẽ tạo phong thủy xấu. Phong thủy lắp đèn trần tốt nhất là hướng về phía tường.
Gương trên trần nhà là điều kiêng kỵ trong phong thủy, bởi nó tạo ra hình bóng ngược, đảo lộn khiến gia chủ gặp bất lợi về sự nghiệp, sức khỏe và tài lộc.
Bố trí các phòng
Phong thủy nhà ở cho rằng, ngoài các yếu tố nói trên thì vị trí các phòng trong ngôi nhà cũng ảnh hưởng lớn đến vận khí của ngôi nhà. Vận khí này quyết định gia chủ có gặp nhiều may mắn không? Gia đạo có ấm êm, hạnh phúc không? Công danh có thăng tiến hay không? Nếu việc bố trí các phòng hợp lý, hợp phong thủy thì tất cả những điều đó sẽ được đảm bảo.
- Phòng khách: Các chuyên gia phong thủy cho rằng vị trí tốt nhất của phòng khách chính là vị trí trung tâm của ngôi nhà. Và phòng khách nên hướng về các hướng như Diên niên, Sinh khí, Thiên y và Phục vị. Ngoài ra, nên đặt phòng khách gần cửa chính để những luồng khí tốt dễ dàng lưu thông vào nhà.
- Phòng bếp: Phòng bếp hợp phong thủy cũng là vị trí trung tâm. Ngoài ra, bếp không được quay lưng ra khoảng trống, tuyệt đối không đặt gần nhà vệ sinh, xung quanh bếp không được có nhiều cửa sổ hoặc cửa chính. Hướng phòng bếp hợp phong thủy là hướng Đông.
- Phòng ngủ: Ngược lại với phòng khách và phòng bếp, nếu phòng ngủ được đặt ở vị trí trung tâm thì lại không hợp phong thủy. Mà vị trí phù hợp với phòng ngủ đó là ở phía sau vị trí trung tâm. Hướng của phòng ngủ thì nên chọn hướng hợp với mệnh của mình. Ngoài ra, phòng ngủ không nên đặt gần cửa chính (tạo cảm giác bất an, không thoải mái), cũng không gần nhà vệ sinh hoặc phòng thờ (ảnh hưởng đến sức khỏe và tài vận của gia chủ).
- Nhà vệ sinh: Tuyệt đối không được bố trí ở đường ngang của tâm nhà vì sẽ khiến tài lộc hư hao. Đồng thời, không đặt nhà vệ sinh ở cuối hành lang dài vì ảnh hưởng đến sức khỏe của gia chủ. Tốt nhất nên đặt phòng vệ sinh ở góc cuối của ngôi nhà, ở những vị trí thông thoáng, không gây ảnh hưởng hoặc thẩm mỹ đến các phòng khác.
3. Tổng kết
Nhà là nơi các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau. Người Việt Nam quan trọng nhất chính là nhà, là có một nơi “an cư” rồi sau đó mới là “lập nghiệp”. Chính vì vậy, nhà phải được xây sao cho vừa thoải mái, tiện nghi để cuộc sống của các thành viên trong gia đình được đảm bảo. Nhưng đồng thời, nhà cũng phải hợp phong thủy để mang đến những điều tốt lành cho gia chủ, hóa giải những vận xui thường gặp trong cuộc sống.
Phong thủy nhà đất liên quan đến sức khỏe, tiền bạc và hạnh phúc của một gia đình. Việc học phong thủy nhà đất và làm theo nó chính là cách để gia chủ bảo vệ những yếu tố, nền tảng tạo thành hạnh phúc của gia đình.
Nhà đất “sinh” ra vốn không phải đã hợp phong thủy, nhờ vào sự hiểu biết và tác động của con người về thay đổi các yếu tố xung quanh mà trở nên hợp phong thủy hơn. Để luôn gặp CÁT trừ HUNG, nhất định phải xem phong thủy nhà đất trước khi “chọn đất, cất nhà”.
Nguồn tham khảo: tapdoantrananh.com.vn
** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo**