NHÀ LẮP GHÉP LÀ GÌ? CÓ CẦN XIN GIẤY PHÉP XÂY DỰNG KHÔNG?

Nhà lắp ghép là loại nhà được lắp ghép bằng các vật liệu nhẹ với khung thép nhẹ theo bản thiết kế nhưng vẫn đảm bảo như các ngôi nhà bình thường với trần, tường, mái, sàn, cột. Nhà lắp ghép còn có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của nhiều gia đình.

Nhà lắp ghép sở hữu những ưu điểm như:

  • Xây dựng nhanh
  • Độ bền tốt
  • Cách nhiệt tốt
  • Chống ồn tốt

Vậy với những lợi ích kể trên, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc xây nhà lắp ghép có cần xin phép không? Thực hư nhà lắp ghép là như thế nào, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng Groupmoigioi.com để có câu trả lời nhé!

Nhà lắp ghép là gì
Nhà lắp ghép là gì

Nhà lắp ghép là gì?

Nhà lắp ghép (có tên tiếng anh là Prefabricated home) hay còn gọi là nhà tiền chế hay nhà lắp ghép module. Nhà lắp ghép là mô hình nhà ở được làm từ thép nhẹ, được sử dụng vật liệu cách nhiệt, cách âm tốt, mang lại tính thẩm mỹ cao phù hợp với mọi công trình. Mỗi một công trình xây dựng sẽ tương ứng với một kiểu nhà lắp ghép khác nhau dựa trên quy cách riêng tại nhà máy sản xuất chuyên dụng.

Với thiết kế đẹp, độ bền chắc cao, thi công nhanh chóng, giá thành phù hợp,..nhà lắp ghép hiện đang được ứng dụng trong rất nhiều những công trình xây dựng như nhà xưởng, nhà trọ, nhà kho, resort, biệt thự hay nhà ở thông thường.

Cấu tạo của nhà lắp ghép

Về cơ bản, một mẫu nhà lắp ghép sẽ bao gồm 6 phần:

– Khung cột, vì kèo, xà gồ bằng thép CT3, u mạ kẽm…

– Các tấm che, vách ngăn được làm bằng tôn, giữa là lớp xốp/PU cách nhiệt tốt, cách âm dày 50 đến 100mm.

– Tấm lợp mái được làm bằng tôn có độ dày từ 50 đến 100mm.

– Có giằng chống bão, an toàn tuyệt đối.

– Cửa đi và cửa sổ thường là cửa nhôm kính hoặc cửa thép, cửa pano theo yêu cầu.

– Có máng hứng nước.

Ưu điểm của nhà lắp ghép

Tiết kiệm thời gian thi công

Thông thường, một công trình xây dựng nhà ở đơn giản mất khoảng 20 đến 26 tuần để hoàn thành. Tuy nhiên, mô hình nhà lắp ghép ưu điểm nổi bật là quá trình thi công nhanh chóng. Một ngôi nhà lắp ghép được bàn giao hoàn chỉnh thời gian chỉ từ 2 đến 8 tuần, tùy theo nhu cầu xây dựng của mỗi gia chủ.

Trọng lượng nhẹ phù hợp với nhiều loại địa hình

Việc xây dựng phần móng là vô cùng quan trọng đối với mỗi ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà truyền thống thường phải xây móng nặng, nền đất cần diện tích rộng. Trong khi đó, nhà lắp ghép do vật liệu nhẹ nên có nền móng thiết kế đơn giản và có thể xây dựng trên mọi địa hình kể cả bê tông, nền đất yếu, thậm chí là mặt nước.

Chi phí xây dựng thấp

Do tối ưu hóa được thời gian, giúp hạn chế phát sinh trong quá trình xây dựng nên nhìn chung chi phí xây dựng nhà lắp ghép thấp hơn so với nhà truyền thống.

Dễ dàng mở rộng và di chuyển

Một ưu điểm khác của nhà lắp ghép là dễ mở rộng và nâng cấp với chi phí hợp lý. Ngoài ra, nhà lắp ghép còn có thể di chuyển đến vị trí khác do công cụ lắp ráp rất đơn giản. Đây là giải pháp tuyệt vời cho người dân vùng trung du thường xuyên phải tránh lũ.

Thân thiện với môi trường

Nhà lắp ghép được sản xuất tại nhà máy nên bất kỳ vật liệu phụ nào đều có thể được tái chế, giảm thiểu chất thải. Đây là một bước tiến lớn trong việc bảo vệ môi trường.

nha lap ghep

Nhược điểm của nhà lắp ghép

Về tuổi thọ, mặc dù có thể sử dụng ít nhất từ 30 đến 50 năm nhưng đó vẫn là quá thấp so với những ngôi nhà được xây dựng bằng xi măng cốt thép, mong rằng trong tương lai, chúng ta sẽ có những vật liệu xây dựng với tuổi thọ cao hơn để có thể xây dựng những ngôi nhà lắp ghép có tuổi thọ không kém gì nhà truyền thống.

Một khuyết điểm nhỏ nữa đó là để xây dựng những ngôi nhà lắp ghép, cần sự cơ giới hóa rất cao nên sử dụng máy móc rất nhiều, đòi hỏi phải đủ diện tích để có thể thuận tiện cho những yêu cầu kĩ thuật trong sử dụng máy móc.

Chi phí xây dựng nhà lắp ghép bao nhiêu tiền 1m2?

Chi phí xây nhà lắp ghép sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây:

Đầu tiên sẽ phụ thuộc vào giá vật liệu lắp ghép. Trong quá trình lắp ráp nhà, thép được sử dụng với số lượng lớn. Thép cũng có nhiều loại với chất lượng khác nhau. Ngoài ra, bạn cần mua cửa ra vào, nền móng và mái lợp nhà. Vì vậy chi phí mua nguyên liệu sẽ tùy thuộc vào yêu cầu và nhu cầu của gia đình bạn.

Thứ hai, chi phí xây nhà lắp ghép sẽ phụ thuộc vào diện tích sàn và số tầng bạn muốn xây. Các đơn vị nhận xây nhà lắp ghép sẽ báo giá xây nhà theo diện tích xây dựng. Chính vì vậy gia chủ cần tìm hiểu các số liệu liên quan đến xây dựng và giá cả thị trường để có được ưu đãi tốt nhất.

Thứ ba, chi phí xây dựng cũng phụ thuộc vào vị trí của ngôi nhà. So với những nơi bằng phẳng có điều kiện thuận lợi thì việc thi công nhà lắp ghép ở những nơi có địa hình phức tạp đòi hỏi chi phí xây dựng cao hơn.

Với cấu tạo đơn giản, chi phí làm nhà lắp ghép cũng rẻ hơn nhiều so với các loại nhà truyền thống. Hiện nay có rất nhiều đơn vị nhận thi công nhà lắp ghép cấp 4 giá rẻ chỉ trong mức 50 – 100 triệu đồng.

#1 Nhà cấp 4 là gì? Các mẫu nhà cấp 4 ưu chuộng nhất

fealess 1

Xây dựng nhà lắp ghép có phải xin phép không?

Như vậy, theo quy định đã nêu ở trên, có thể kết luận rằng khi xây dựng nhà lắp ghép, nhà di động cần xin phép và phải có giấy phép xây dựng, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Theo khoản 30 điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, công trình được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

  1. a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  2. b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
  3. c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
  4. d) Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

đ) Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

  1. e) Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  2. g) Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
  3. h) Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  4. i) Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  5. k) Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

=> Nhà lắp ghép, nhà di động thuộc các trường hợp này sẽ không phải xin giấy phép xây dựng.

=> Nhà lắp ghép, nhà di động thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, e, g, h và i (trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i) phải gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng và hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương.

Công trình xây dựng tạm theo khoản 49 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (Sửa đổi, bổ sung Điều 131 Luật Xây dựng 2014) là:

  1. Công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau:
  2. a) Thi công xây dựng công trình chính;
  3. b) Sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “Xây dựng nhà lắp ghép có phải xin phép không?” thì phải căn cứ vào từng mục đích sử dụng nhà lắp ghép là để làm gì. Đối chiếu với các quy định pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể thì sẽ có trường hợp cần phải xin phép xây dựng, có trường hợp được miễn xin phép xây dựng.

Ví dụ xây dựng nhà lắp ghép để kinh doanh homestay:

Căn cứ luật xây dựng năm 2014 thì kinh doanh homestay không thuộc trường hợp được miễn xin cấp giấy phép xây dựng.

Căn cứ Luật Du lịch năm 2017 quy định các tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh homestay cần phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy, khi xây dựng nhà lắp ghép để kinh doanh homestay bạn vừa cần phải làm thủ tục xin phép xây dựng cũng như thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

fealess 3

fealess 2

fealess 4

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có được câu trả lời Nhà lắp ghép là gì? Nhà lắp ghép có cần xin giấy phép xây dựng hay không? Hãy lựa chọn cho mình những mẫu nhà lắp ghép ưng ý và hài hòa theo khu vực nhé! Cảm ơn bạn đã quan tâm.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *