Ký hiệu đất BHK là gì? Những quy định về loại đất này như thế nào? Đây là nội dung được nhiều khách hàng quan tâm hiện nay. Hãy cùng Groupmoigioi.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Ký hiệu đất BHK là gì?
Ký hiệu đất BHK là đất gì?

1/ Định nghĩa Ký hiệu đất BHK là gì?

Ký hiệu đất BHK được hiểu là đất trồng cây hằng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Đất BHK chuyên được sử dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 1 năm, kể cả các cây được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm.

Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm không phải đất trồng lúa ví dụ như các loại cây như:  rau, hoa màu, kể cả cây dược liệu, mía, đay, gai, cói, sả, dâu tằm và đất trồng cỏ hoặc cỏ tự nhiên để cải tạo, chăn nuôi gia súc.

>> Kết luận: Đất trồng cây hàng năm khác (BHK) thuộc loại đất trồng cây hàng năm và nằm trong nhóm đất nông nghiệp.

—- Xem thêm: Đất ở đô thị ODT là đất gì?

2/ Quy định về đất BHK (Đất trồng cây hàng năm khác)

Điều 129 của Luật Đất Đai đã nêu rất rõ quy định về đất trồng cây hàng năm khác (BHK) như sau:

  • Đối với đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương nằm trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ, các cá nhân, hộ gia đình sẽ được giao đất trồng hằng năm không quá 03ha.
  • Đối với đất thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương khác, các cá nhân – hộ gia đình sẽ được giao đất trồng cây hằng năm không quá 02ha.

3/ Đất BHK có chuyển đổi thành đất ở (Thổ cư) hay không?

Đất BHK là đất trồng cây hằng năm khác thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng có thể chuyển thành đất thổ cư nếu như đáp ứng được các quy định sau:

  • Tại điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây hằng năm sang thành đất thổ cư bắt buộc phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Đối với trường hợp là cá nhân, hộ gia đình thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp huyện.
  • Đối với tổ chức thì xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại UBND cấp tỉnh.
  • Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hằng năm của huyện và dựa vào nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất để xét duyệt hồ sơ.
Đất BHK có chuyển đổi thành đất ở (Thổ cư) hay không?
Đất BHK có chuyển đổi thành đất ở (Thổ cư) hay không?

4/ Đất BHK có thế chấp ngân hàng được không?

Đất BHK thuộc nhóm đất nông nghiệp. Vậy nên để thực hiện vay vốn thế chấp ngân hàng cần phải đáp ứng được các điều kiện quy định trong Điều 188 của Luật đất đai như sau:

  • Đất trồng cây hằng năm phải có đầy đủ Sổ đỏ và Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất.
  • Đất không có tranh chấp
  • Đất không thuộc diện kê biên để đảm bảo thi hành án
  • Đất vẫn còn trong thời hạn sử dụng

Nếu thỏa mãn được đầy đủ các yêu cầu trên, đất BHK có thể đem ra thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay có khá ít các ngân hàng Việt Nam cho thế chấp bằng đất nông nghiệp như vậy. Vì rủi ro cao.

5/ Khác biệt đất BHK so với đất CLN (Cây Lâu Năm) ra sao?

Nhiều người vẫn hay bị nhầm lẫn giữa đất BHK và đất CLN. Về cơ bản chúng đều là loại đất nông nghiệp nhưng BHK là đất trồng cây hằng năm có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm. Còn đất CLN sử dụng để trồng các cây lâu năm, dài hạn.

Bên cạnh đó, cả 2 loại đất này đều có thể sử dụng xây dựng nhà ở. Để được xây dựng chủ sở hữu đều cần thực hiện thủ tục chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở.

6/ Hình thức Gia hạn đất BHK thế nào?

Việc gia hạn đất BHK được quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013; các cá nhân, hộ gia đình đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên loại đất này được quyền gia hạn để tiếp tục sử dụng đất với thời hạn là 50 năm. Thủ tục gia hạn quyền sử dụng phải đảm bảo tuân theo quy định tại Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Hồ sơ gian hạn đất BHK phải có đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Dựa vào mẫu số 09/ĐK trong Thông tư 24/2014/TT – BTNMT, thực hiện đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản gốc, quyền sở hữu nhà ở và những tài sản khác gắn liền trên đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
  • Sau khi hoàn thiện hồ sơ có thể gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xem xét. UBND có trách nhiệm kiểm tra và chuyển giao đến Văn phòng đăng ký đất đai. Sau khi hồ sơ được xác nhận, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ xác nhận thời hạn sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; chỉnh sửa vào hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai.

7/ Đất BHK có tách thửa được không? Điều kiện để tách thửa thế nào?

Có thể tách thửa đối với đất BHK nhưng phải đảm bảo đáp ứng được những điều kiện dưới đây:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất BHK phải phù hợp với điều kiện và tập quán tại từng địa phương. (Thông thường sẽ tách được diện tích từ 500m2 trở lên)
  • Bên cạnh đó, tùy từng tỉnh sẽ có thể có các điều kiện khác được quy định cụ thể tại quyết định của UBND tỉnh.

>>>> Kết luận: Đất trồng hằng năm khác là loại đất thuộc đất trồng cây hàng năm và nằm trong nhóm đất nông nghiệp. Với loại đất này, bạn có thể thực hiện chuyển đổi sang đất thổ cư (đất ở) nhưng cần đảm bảo thủ tục chuyển đổi theo quy định của pháp luật.

Qua bài viết trên đội ngũ Groupmoigioi chúng tôi hy vọng sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích cho quý bạn đọc hiểu rỏ hơn về Ký hiệu đất BHK là gì? Cách thức và khác biệt với đất CLN ra sao? 

bhk la dat gi

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp theo: HOTLINE TƯ VẤN 24/7: 0961 69 3839 hoặc cung cấp nội dung theo mẫu bên dưới, chúng tôi hỗ trợ tư vấn trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến các dự án này.

    5/5 - (3 bình chọn)